Mỗi đội đua chỉ được sử dụng đúng 2 xe cho một mùa giải, các xe sau mỗi mùa có thể bị bán hoặc dùng vào trình diễn.
Red Bull, Toro Rosso, Ferrari..., các đội đua nổi tiếng trong F1 (Formula One) nhưng thực chất không được gọi là đội. Đó là câu khẳng định của tạp chí Complex khi nói về F1. Thậm chí những từ thường dùng để chỉ "đội" trong các môn thể thao như squad, crew cũng không phải là từ chính xác cho F1. Vậy các "đội" đua này được gọi là gì?
Thực chất, trong ngôn ngữ F1, các đội này được gọi là "constructor". Mỗi mùa giải, mỗi constructor phải thiết kế mẫu xe đua với bộ khung riêng biệt, không được chung với bất cứ đối thủ nào. Đặc trưng này khiến F1 không giống với bất kỳ môn motosport nào khác, khi mà các đội có thể dùng chung một kiểu thiết kế hay phát triển chung nền tảng cho các mẫu xe đua.
Chi phí, lao động và thời gian để cho ra đời một mẫu xe không phải là điều đơn giản. Mỗi constructor được yêu cầu sử dụng đúng hai xe cho một mùa giải, không nhiều hơn, không ít hơn. Chính vì thế, khi chẳng may có một xe gặp rủi ro hỏng hóc lớn khi đang ở giữa mùa giải, sẽ không được sửa chữa kịp thời cho mùa sau. Đó là lý do vì sao mỗi năm các đội đều sản xuất 4,5, 6 hoặc 7 xe, để chuẩn bị cho mùa tiếp. Do đó, số phận của mỗi chiếc xe sau khi mùa giải kết thúc là một góc ít người biết tới.
Thực tế, xe F1 được sử dụng vào nhiều mục đích trưng bày, kiếm tiền khác nhau, nhưng tựu chung lại nằm trong những hoạt động sau.
11. Trưng bày tĩnh
Trưng bày tĩnh tức các chi tiết kỹ thuật được tháo rời, chỉ còn "xác" xe là bộ khung chính và lớp vỏ được đặt ở phòng trưng bày. Thực tế, Honda, Toyota hay BMW đều bán đứt những đội đua F1, chỉ có Mercedes và Ferrari vẫn đứng sau các đội đua. Do đó, hầu hết các đội phải thu lại động cơ, hộp số, hệ thống tái tạo năng lượng..., những thứ hầu hết cho thuê từ nhà cung cấp trong suốt mùa giải.
10. Các sự kiện trình diễn
Các đội cũng thường tổ chức các sự kiện trình diễn F1 ở một số địa điểm nơi không diễn ra chặng đua nào. Red Bull được biết đến là đội thường xuyên tổ chức hoạt động này nhất, ngoài ra Lotus, Mercedes hay Ferrari cũng tham gia.
9. Chiến lợi phẩm
Không thưởng xuyên xảy ra nhưng nhiều đội đua coi xe là chiến lợi phẩm xứng đáng cho tay đua giành chiến thắng. Renault tặng xe cho Fernando Alonso vào mùa 2005-2006.
8. Nhà sưu tập
Các đội không thừa nhận việc bán xe F1 cho nhà sưu tập nhưng một bên khác đã cho biết điều đó. Bonhams, RM Auctions, những nhà đấu giá đều thừa nhận họ thường có một chiếc F1 trong danh mục sản phẩm.
7. Đua
Vẫn có những cuộc đua giành cho xe F1 cũ, thuộc sở hữu của các cá nhân bằng một cách nào đó. Boss GP là một serie tại Mỹ có hình thức như thế với khoảng 50 xe tham dự.
>> Xem tiếp
Đức Huy